Bạn có biết hôi miệng báo hiệu triệu chứng của bệnh gì

Hầu hết chúng ta ai cũng đã đều gặp phải tình trạng hôi miệng vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Dù hôi miệng xảy ra tạm thời hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin và khả năng giao tiếp của người mắc phải. Vậy hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này nhé!

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Hôi miệng đôi khi chỉ là biểu hiện của việc vệ sinh răng miệng kém, việc khắc phục khá đơn giản chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ biến mất. Thế nhưng, với một số trường hợp, hôi miệng lại là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác trong cơ thể. Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác cho tình trạng này nhé!

Bệnh lý tại khoang miệng

Các bệnh lý tại khoang miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,… là những bệnh lý đầu tiên được kể đến là nguyên nhân gây ra chứng bệnh hôi miệng.

- Viêm lợi:Lợi là hàng rào bảo vệ ngoài cùng của tổ chức quanh răng để chống lại vi khuẩn. Viêm lợi xảy ra khi hệ miễn dịch suy giảm, sự tấn công của vi khuẩn nằm trong mảng bám cao răng. Tùy theo mức độ viêm lợi mà biểu hiện có thể khác nhau: Đỏ hay đỏ tía, sưng tấy, dễ chảy máu và có mùi hôi miệng.

- Viêm nha chu: Là giai đoạn nặng của viêm lợi, biểu hiện của viêm nha chu là lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, có nhiều mảng bám cao răng, cảm giác đau khi ăn nhai, răng lủng lẻo, có mùi hôi miệng.

- Sâu răng: Là tình trạng cấu trúc răng bị tổn thương do vi khuẩn phá hủy tạo thành các lỗ trên bề mặt răng, các mảnh thức ăn thừa sẽ tích tụ lại trong các lỗ nhỏ này và bị phân hủy tạo ra mùi hôi thối khó chịu.

- Khô miệng: Khi miệng của bạn khô mùi hôi miệng sẽ xuất hiện. Nước bọt có giảm tính axit trong miệng và giúp tiêu hóa tinh bột. Bởi vậy, hãy uống đầy đủ nước ngay cả khi bạn không khát để giúp cơ thể trao đổi chất và ion muối khoáng tốt hơn mà còn làm giảm và ngăn ngừa chứng hôi miệng.

- Bệnh về lưỡi: Khi lưỡi bị viêm hay mắc các bệnh lý như nấm lưỡi,… cũng sẽ khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Bệnh lý khác ngoài khoang miệng

- Viêm xoang mạn tính

Những người mắc viêm xoang mạn tính thường có nguy cơ cao mắc chứng hôi miệng do trong miệng luôn có dịch mủ chảy xuống đọng lại ở niêm mạc họng và cùng với vi khuẩn sẽ tạo thành mùi hôi miệng. Muốn chữa khỏi hôi miệng do nguyên nhân này cần chữa khỏi bệnh lý viêm xoang thì hôi miệng cũng biến mất.

- Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến nhất gây ra mùi hôi miệng, nguyên nhân là do khi ợ hơi sẽ có mùi hôi từ dạ dày lên thực quản và bốc mùi khó chịu ra từ miệng. Theo nghiên cứu của tạp chí Y khoa vi sinh, vi khuẩn gây viêm loét dạ dày là Helicobacter Pylori cũng được tìm thấy ở những người mắc hôi miệng.

- Bệnh lý cơ thể khác

Hơi thở có mùi còn gặp ở những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh về gan, bệnh tim, thận, tiểu đường, hen suyễn,…

 


Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng