Viêm mô tế bào răng do nguyên nhân gì? Biện pháp khắc phục

Viêm mô tế bào răng là bệnh lý nhiễm trùng có thể xảy ra đồng thời hoặc sau một vấn đề răng miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm mô tế bào răng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục căn bệnh này.

Viêm mô tế bào răng là gì? 

Viêm mô tế bào răng là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng lớp tế bào mô mềm ở vùng cổ mặt. Viêm mô tế bào răng thường xảy ra sau hoặc đi kèm với một bệnh lý răng miệng.

Viêm mô tế bào răng đặc trưng bởi triệu chứng sưng tấy và đau ở vùng cổ mặt, có thể diễn biến theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, khi vi khuẩn vừa mới xâm nhập đến các lớp tế bào mô mềm. Giai đoạn này gọi là viêm mô tế bào thanh dịch, biểu hiện bởi các triệu chứng viêm cấp tại chỗ. Người bệnh có thể cảm thấy vùng mặt, cổ bị sưng phù nhẹ, da hơi hồng, khi sờ không nóng và chỉ đau nhẹ. Không có các triệu chứng toàn thân. 

Giai đoạn 2

Khi vi khuẩn xâm nhập sâu vào các lớp mô mềm sẽ tạo thành ổ nhiễm trùng khu trú. Giai đoạn này được gọi là viêm mô tế bào tấy. Các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn như: Vùng sưng căng cứng, nóng đỏ, có thể sờ rõ, đau nhiều, khít hàm, bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn nặng nhất của viêm mô tế bào răng, thường được gọi là viêm mô tế bào lan tỏa. Bệnh chỉ diễn biến đến giai đoạn này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách hoặc ở người có yếu tố nguy cơ cao như sức đề kháng kém, kèm nhiều bệnh lý nền. 

Ở giai đoạn này, các ổ nhiễm trùng thường lan rộng, có thể gây biến dạng khuôn mặt. Bệnh nhân xuất hiện cả những triệu chứng tại chỗ và toàn thân nghiêm trọng. Triệu chứng tại chỗ điển hình như khối sưng to, nóng đỏ, cứng và rất đau, khít hàm nặng gây khó khăn khi ăn uống. Toàn thân xuất hiện tình trạng sốt cao, rét run, suy kiệt. 

Nếu khối sưng ở hàm dưới có thể gây bít đường thở dẫn đến tử vong. Bệnh nhân cần được can thiệp y khoa kịp thời, nếu không có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm trùng gây tử vong.

Trieu-chung-sung-ne-tai-cho-trong-benh-viem-mo-te-bao-rang (1).webp

Triệu chứng sưng nề tại chỗ trong bệnh viêm mô tế bào răng

Viêm mô tế bào răng có nguy hiểm không?

Viêm mô tế bào răng là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn, vì vậy cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh không thể tự điều trị mà cần có sự can thiệp của bác sĩ. Thông thường, nếu được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Trong một số trường hợp như người bị suy giảm miễn dịch, mắc nhiều bệnh mạn tính hoặc không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng có thể diễn biến nặng lên và nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng toàn thân, sốc nhiễm khuẩn dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng theo dõi diễn biến, không nên chủ quan với căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mô tế bào răng

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm mô tế bào răng là sự xâm nhập của vi khuẩn vào các lớp tế bào mô mềm trong miệng. Điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập này thường là một bệnh lý răng miệng như áp xe răng, sâu răng, túi nha chu sâu.

Vi khuẩn từ răng hoặc mô nha chu bị viêm có thể xâm nhập vào xương hàm, phá hủy màng xương và cuối cùng xâm nhập vào các lớp mô mềm gây bệnh. Một số chủng vi khuẩn có khả năng xâm nhập và gây viêm mô tế bào răng, trong đó phổ biến nhất là các loại vi khuẩn: Prevotella, Streptococcus nhóm milleri, Peptostreptococcus, Fusobacterium.

Vi-khuan-Prevotella-gay-viem-mo-te-bao-rang.webp

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm mô tế bào răng

Cách chữa trị viêm mô tế bào răng

Có 2 phương pháp chữa viêm mô tế bào răng chủ yếu hiện nay là điều trị bằng thuốc và can thiệp ngoại khoa. Bên cạnh đó, chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào mức độ diễn biến bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ phù hợp nhất hoặc kết hợp nhiều phương pháp để điều trị.

Chữa viêm mô tế bào răng bằng thuốc

Có 4 nhóm thuốc được chỉ định trong điều trị viêm mô tế bào răng, bao gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh: Thường sử dụng các kháng sinh spiramycin kết hợp với metronidazol hoặc lựa chọn kháng sinh theo kết quả xét nghiệm vi sinh. Nhóm thuốc này có khả năng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn, giúp loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh viêm mô tế bào răng.

Nhóm thuốc giảm đau: Thường ưu tiên sử dụng các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs, paracetamol. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Thuốc kháng viêm: Các thuốc kháng viêm thường được chỉ định bao gồm alphachymotrypsin và glucocorticoid. Nhóm thuốc này ức chế phản ứng viêm của cơ thể, làm giảm nhẹ các triệu chứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này, đặc biệt là glucocorticoid có khá nhiều tác dụng phụ, đồng thời ức chế miễn dịch nên có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân.

Nhóm thuốc làm tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng: Bao gồm các loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Các nhóm thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp theo phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình trạng của người mắc và mức độ diễn biến của bệnh. Việc sử dụng thuốc chữa viêm mô tế bào răng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng.

su-dung-khang-sinh-chua-viem-mo-te-bao-rang (1).webp

Sử dụng kháng sinh chữa viêm mô tế bào răng

Can thiệp ngoại khoa

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những can thiệp y khoa cần thiết. Các can thiệp ngoại khoa thường gặp trong chữa viêm mô tế bào răng bao gồm:

  • Xử lý nguyên nhân gây bệnh: Bằng cách mở ống tủy để dẫn lưu mủ hoặc nhổ răng nếu cần thiết. Trong trường hợp nhổ răng, nên sử dụng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
  • Rạch dẫn lưu mủ tại vị trí nhiễm trùng: Tùy thuộc vào đặc điểm của tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp rạch dẫn lưu riêng. Sau khi rạch, ổ mủ sẽ được dẫn lưu ra ngoài và bơm rửa 2 lần/ngày để làm sạch.
  • Trong trường hợp các ổ viêm lớn, nghiêm trọng hoặc lan tỏa có thể sẽ cần thiết gây mê, rạch tháo mủ để tránh nguy cơ hoại tử niêm mạc.
  • Nếu bệnh nhân bị sưng nề hàm dưới gây bít tắc đường thở có thể được can thiệp đặt nội khí quản.

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa thì kết hợp chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm mô tế bào răng. Để chăm sóc tại nhà hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt trong trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt, có thể sử dụng thêm các dung dịch điện giải, oresol.
  • Nên sử dụng các thực phẩm dễ ăn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tránh sử dụng đồ ăn dễ gây kích ứng cho vùng niêm mạc bị tổn thương.
  • Thường xuyên làm sạch răng miệng, nên sử dụng thêm các loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả như sáp ong, cúc La mã, lá trầu không, dầu dừa, vỏ quả chay. Một nghiên cứu được thực hiện ở Brazil năm 2011 đã xác định trong sáp ong chứa thành phần flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, chữa các bệnh lý răng miệng hiệu quả.
  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.

vo-qua-chay-ho-tro-dieu-tri-benh-ly-rang-mieng-hieu-qua.webp

Vỏ quả chay hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng hiệu quả

Phòng tránh viêm mô tế bào răng như thế nào?

Để phòng tránh viêm mô tế bào răng hiệu quả, bạn cần:

  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng thường xuyên, phòng tránh các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu có thể gây viêm mô tế bào răng thứ phát.
  • Phát hiện sớm và điều trị đúng các cách bệnh lý có thể dẫn đến viêm mô tế bào răng.
  • Khám răng định kỳ khoảng 2 lần/năm để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mô tế bào răng - nguyên nhân, triệu chứng và các cách chữa hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận phía dưới sẽ nhận được tư vấn miễn phí.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng