Viêm chân răng là gì? Dùng thảo dược có cải thiện được không?

Viêm chân răng là bệnh răng miệng thường gặp nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ: Viêm chân răng là gì? Có kiến thức về bệnh chính là cách tốt nhất để chúng ta phòng tránh và áp dụng biện pháp điều trị hiệu quả.

Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến gây chảy máu chân răng, khiến nướu sưng đỏ và đau. Bệnh xảy ra khi mảng bám tích tụ trên răng không được làm sạch, lâu dần, chúng kích ứng và gây chảy máu cũng như sưng, đau nướu.

Thực tế, bệnh viêm chân răng không có biểu hiện rõ ràng, đến khi trở nặng thì mới thấy những thay đổi nhỏ. Lúc này, cách điều trị cũng bắt đầu khó khăn. Vì vậy, bạn hãy cảnh giác với những biểu hiện sau:

- Nướu bị sưng đỏ, sờ vào thấy đau.

- Đánh răng bị chảy máu.

- Phần nướu bị tách khỏi răng, có thể xuất hiện mủ.

- Răng lung lay nhẹ.

- Hơi thở có mùi.

Những biểu hiện này thường tiến triển từ từ, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng. Đây là hậu quả nặng nề. Ngoài ra, nó còn gây ra những căn bệnh nguy hiểm hơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe như: Viêm phổi, đau tim, đột quỵ,...

Nguyên nhân gây viêm chân răng

Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, thường sẽ “ghé thăm” bạn ít nhất 1 lần trong đời. Vậy nguyên nhân nào gây viêm chân răng? Dưới đây là một số yếu tố có thể dẫn tới tình trạng này:

- Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng thường xuyên, lười sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng, không vệ sinh lưỡi,… sẽ khiến khoang miệng không được làm sạch, lâu ngày tạo thành những mảng bám gây viêm chân răng.

- Do mảng bám: Trong mảng bám có chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu mảng bám không được làm sạch thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và tích tụ lên trên bề mặt răng, nướu, từ đó gây viêm chân răng.

- Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm chân răng phổ biến. Điều này khiến sức đề kháng suy giảm, từ đó làm tình trạng viêm nhiễm dễ xảy ra, trong đó có viêm chân răng.

- Thiếu hụt vitamin C: Tình trạng này khiến các tế bào mao mạch bị phá vỡ, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, trong đó có viêm chân răng.

- Thay đổi nội tiết tố: Giai đoạn dậy thì, mang thai,… làm tăng nguy cơ mắc viêm chân răng nói riêng và các bệnh răng miệng khác nói chung.

- Hút thuốc lá: Thói quen này không những làm ố vàng răng mà còn gây ra nhiều bệnh về răng miệng như: Viêm lợi, viêm chân răng, chảy máu chân răng, hôi miệng,…

Nên làm gì khi bị viêm chân răng?

Khi đã hiểu viêm chân răng là gì cũng như nguyên nhân gây ra bệnh, bạn nên có biện pháp cải thiện sớm để tránh dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe như: Hôi miệng, răng lung lay, mất răng,… Do đó, bạn hãy chủ động điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như sau:

- Sử dụng lá kinh giới:

Lá kinh giới có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy, mưng mủ trong bệnh lý viêm chân răng. Bạn chỉ cần dùng 200g lá kinh giới đun cùng vài hạt muối, súc miệng trong 2 tuần, mỗi ngày 3 - 5 lần là sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm chân răng hiệu quả.

- Dùng hoa cúc:

Thảo dược này có tính mát, làm thơm miệng. Bạn chỉ cần lấy một ít hoa cúc tươi giã lấy nước uống trong vòng 1 tháng, ngày uống 2 - 3 lần là triệu chứng viêm chân răng có thể cải thiện tích cực.

- Sử dụng gừng:

Gừng tươi là thảo dược rất tốt để điều trị viêm chân răng tại nhà nhanh chóng và hiệu quả. Bạn áp dụng cách này như sau: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát, rồi cho vào bình giữ nhiệt, đổ một lượng nước sôi vừa phải để tinh dầu trong gừng tiết ra. Sau đó, dùng nước gừng pha loãng và súc miệng 2 - 3 lần/ngày để cải thiện viêm chân răng hiệu quả.

Bên cạnh các biện pháp ở trên, để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm chân răng, bạn cần:

- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày là cách vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm chân răng và loại bỏ mùi hôi miệng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 phút, lựa chọn bàn chải phù hợp với kích cỡ răng, chải theo chiều dọc của răng để lông bàn chải có thể len lỏi vào từng kẽ răng, từ đó loại bỏ thức ăn mắc kẹt. Ngoài ra, đừng quên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm để làm sạch thức ăn còn giắt trong các kẽ răng, bởi tăm rất cứng, nếu vô tình chà sát quá mạnh vào lợi có thể dẫn đến chảy máu, gây viêm chân răng. Bên cạnh đó, hãy vệ sinh lưỡi ít nhất 1 lần/ngày để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.

- Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần. Ngoài ra, nên chọn loại bàn chải lông mềm để không làm tổn thương lợi khi chải răng.

- Khám nha khoa định kỳ, lấy cao răng ít nhất 2 lần/năm.

- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia vì thói quen này làm trầm trọng thêm bệnh nướu răng.

Hải Đăng



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng