Viêm nướu răng kéo dài không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà còn gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Vậy bị viêm nướu răng nên sử dụng thuốc gì? Cùng tìm hiểu 8 thuốc trị viêm nướu răng hiệu quả dưới đây.
Nguyên nhân gây viêm nướu răng
Viêm nướu là hiện tượng lợi bị sưng, đau và chảy máu. Tình trạng này nếu không điều trị sớm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về lợi, thậm chí là mất răng.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm nướu là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện cho các mảng bám hình thành. Mảng bám là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm sinh sôi, phát triển dẫn đến viêm nhiễm, sưng đau.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm nướu răng như:
- Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là nicotin. Chất này gây ra nhiều bệnh về phổi, gan và là nguyên nhân khiến răng ố vàng, có mùi hôi.
- Mắc các bệnh như đái tháo đường, ung thư… khiến hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn dễ phát triển hơn.
- Nội tiết tố thay đổi ở phụ nữ có thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Tác dụng không mong muốn của một số thuốc như thuốc kháng Histamin, thuốc chống trầm cảm… Các thuốc này gây giảm tiết nước bọt, giảm khả năng làm sạch khoang miệng của nước bọt, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
Vi khuẩn, mắc bệnh lý hay mảng bám là nguyên nhân gây viêm nướu răng
8 thuốc trị viêm nướu răng hiệu quả
Viêm nướu không chỉ gây sưng đau mà còn khiến hơi thở có mùi hôi. Khi không điều trị kịp thời, bệnh phát triển nhanh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Áp xe răng, tụt lợi, mất tủy răng… Sử dụng thuốc trị viêm nướu răng là cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề này. Dưới đây là top 8 thuốc chữa viêm nướu răng được các bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân.
Kháng sinh uống Metronidazol
Kháng sinh Metronidazol là thuốc trị viêm nướu răng hàng đầu được chỉ định phổ biến cho người bệnh. Metronidazol có chứa hoạt chất chính là Metronidazol 400mg cùng với một số tá dược như Lactose Monohydrat, Magnesi Stearat.
Metronidazol có tác dụng mạnh với viêm nướu răng do vi khuẩn kỵ khí gây nên. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong điều trị một số bệnh khác như viêm lợi, tụt lợi, hội chứng Cohn hay nhiễm khuẩn vùng chậu.
Cách dùng:
- Uống 200mg/lần, 2 lần/ngày.
- Uống sau bữa ăn để tránh gây kích ứng dạ dày.
Lưu ý:
- Thận trọng với phụ nữ có bầu và bà mẹ đang cho con bú.
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như bồn chồn, đau bụng.
Giá bán niêm yết: 11.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 14 viên.
Thuốc trị viêm nướu răng Cefixim
Cefixim là thuốc uống trị viêm nướu răng tại chỗ với hiệu quả cao. Thuốc có chứa thành phần chính là Cefixim Trihydrat cùng với các tá dược khác. Cefixim giúp tiêu diệt nhiều vi khuẩn Gram âm, Gram dương và nấm men.
Cefixim giúp giảm sưng đau, viêm nhiễm và làm lành tổn thương nhanh chóng. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh khác như loét miệng, viêm nha chu.
Cách dùng:
- Uống sau ăn để tránh kích thích niêm mạc dạ dày.
- Uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Cefixim chỉ có tác dụng tốt với vi khuẩn nằm trên bề mặt nướu. Nếu vi khuẩn nằm sâu bên trong cần phải kết hợp với thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
Giá bán: 120.000 – 150.000 VNĐ/ tuýp.
Kháng sinh Cefixim chữa viêm nướu
Kháng sinh Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là thuốc trị viêm nướu răng thuộc nhóm kháng sinh Quinolon. Đây là thuốc điều trị đặc hiệu viêm nướu do aggregatibacter actinomycetemcomitans gây ra.
Cách dùng:
- Uống 2 lần mỗi ngày, liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Uống thuốc sau khi ăn từ 1 - 2 giờ.
Lưu ý: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như tim đập nhanh, buồn nôn, đau dạ dày, ra nhiều mồ hôi.
Giá bán niêm yết: 147.000 VNĐ/10 vỉ x 10 viên.
Erythromycin trị viêm nướu răng
Erythromycin là thuốc trị viêm nướu răng thuộc nhóm kháng sinh Macrolid. Thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram dương, Gram âm, Chlamydia và một số loại nấm gây viêm nướu răng.
Erythromycin có hoạt chất chính là Erythromycin cùng tá dược vừa đủ. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm sưng đau và tăng cảm giác ngon miệng.
Cách dùng: Dùng liều 250 - 500mg. Uống 3 - 4 lần/ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Lưu ý:
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như đau bụng, tiêu chảy, phát ban, mất thính giác tạm thời.
- Không sử dụng cho người có tiền sử rối loạn về gan, rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
Giá bán: 300.000 VNĐ/hộp.
Kháng sinh Amoxicillin
Amoxicillin là thuốc trị viêm nướu răng thuộc nhóm kháng sinh Penicillin. Thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển, giảm sưng tấy và viêm nhiễm.
Cách dùng: Uống 3 lần/ngày, liều 250 - 500mg mỗi lần tùy mức độ nghiêm trọng.
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai, bà mẹ đang cho con bú, bệnh nhân tiểu đường.
Giá bán: 150.000 VNĐ/hộp.
Kháng sinh Amoxicillin chữa viêm nướu răng
Thuốc trị viêm nướu răng Clindamycin
Clindamycin là kháng sinh nhóm Lincosamid, với thành phần chính Clindamycin Hydrochloride. Đây là kháng sinh nhẹ, được bán ở các hiệu thuốc. Clindamycin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn cản quá trình nhân bản của chúng, từ đó làm giảm viêm nhiễm chân răng.
Cách dùng: Uống 2 lần/ngày với liều 500mg/lần.
Lưu ý:
- Người mắc bệnh gan, thận, nhiễm trùng làm giảm hiệu lực của Clindamycin.
- Thận trọng với bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, xơ gan.
- Một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh.
Giá bán: 147.000 đồng/hộp.
Naphacogyl
Naphacogyl là thuốc trị viêm nướu răng được nhiều người tin dùng hiện nay. Thuốc có chứa thành phần chính là Metronidazol và Spiramycin. Naphacogyl giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, giảm sưng tấy, giảm chảy máu và đau đớn. Đây cũng là thuốc được sử dụng để kiểm soát cơn đau tức thì.
Cách dùng:
- Người lớn: Uống 2 lần/ngày, 2 - 3 viên/lần.
- Trẻ em trên 5 tuổi: Uống 2 viên/ngày.
Lưu ý:
- Thận trọng với trẻ em và bà bầu.
- Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như vàng da, chóng mặt, mất vị giác.
Giá bán: 20.000 đồng/hộp.
Thuốc bôi trị viêm lợi Dentosmin P
Dentosmin P là kháng sinh dạng bôi điều trị viêm lợi rất hiệu quả. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm, đau nhức lợi. Thuốc thích hợp sử dụng với những người bị viêm nướu nhẹ.
Cách dùng:
- Súc miệng thật sạch. Thoa một lớp mỏng lên bề mặt vùng nướu bị viêm.
- Mỗi ngày thực hiện từ 1 - 3 lần tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Giá bán: 200.000 đến 230.000 VNĐ/tuýp.
Thuốc bôi Dentosmin P chữa viêm nướu răng
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm nướu
Các thuốc trị viêm nướu răng hiện nay đa phần là kháng sinh. Vì vậy, bệnh nhân cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng:
- Trước khi dùng bất kỳ một loại kháng sinh nào, bạn cần phải đến bệnh viện thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng kháng sinh đúng cách và đúng liều theo chỉ dẫn.
- Nếu sau một thời gian sử dụng không thấy cải thiện, người bệnh nên đi khám lại để xác định nguyên nhân.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm khô, đồ cay nóng, thức ăn cứng gây tổn thương lợi.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm vitamin và protein.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn sót lại. Lấy cao răng thường xuyên.
Dung dịch súc miệng trị viêm nướu răng
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, chăm sóc răng miệng cũng đóng vai trò rất quan trọng với người bị viêm nướu. Trong đó, sử dụng dung dịch súc miệng giúp làm sạch thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng, giảm hôi miệng và ngăn chặn mảng bám phát triển.
Nước súc miệng hiện nay thường bao gồm các thành phần dược liệu như sáp ong, cùi quả cau, vỏ chay, lá trầu không. Theo một nghiên cứu năm 2017, sáp ong có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn gây viêm nướu khác nhau, giảm viêm, kích thích tái tạo tế bào và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.
Thành phần chữa viêm nướu trong nước súc miệng
Tóm lại, việc lựa chọn và sử dụng thuốc trị viêm nướu răng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh phải có chế độ sinh hoạt và vệ sinh răng miệng hợp lý. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy để lại thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí!