Cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc nam là cụm từ được tìm kiếm khá nhiều hiện nay. Với nguồn nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản, có thể áp dụng ngay tại nhà, phương pháp trên có thể giúp bạn khắc phục các triệu chứng khá hiệu quả. Để tìm hiểu cụ thể, mời bạn tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau!
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, với đặc trưng là những đốm trắng nhỏ, có kích thước từ 1 - 2mm, theo thời gian sẽ to dần, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra.
Bên cạnh đó, còn kèm theo triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, lở loét rất khó chịu, nhất là khi nhai, nuốt. Giai đoạn nặng, người mắc còn có thể bị sốt cao, nổi hạch cổ,...
Biểu hiện của nhiệt miệng là gì?
Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, vết loét miệng sẽ ngày càng lan rộng, gây ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Về nguyên nhân gây bệnh, nhiệt miệng có thể tiến triển do:
Chăm sóc răng miệng sai cách
Chẳng hạn như việc dùng bàn chải quá cứng, khi chải răng có thể gây trầy xước niêm mạc miệng, làm tăng cơ hội cho vi khuẩn tấn công và gây viêm loét trong khoang miệng.
Chấn thương vật lý
Chấn thương do không may cắn phải hoặc vì tai nạn nào đó khiến niêm mạc miệng bị tổn thương và dễ dẫn đến loét rộng.
Thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin nhóm B, vitamin C,… hay axit folic, kẽm, sắt,... đều có thể khiến nhiệt miệng xuất hiện và tái phát nhiều lần.
Thay đổi nội tiết
Chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai,... khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, dẫn đến nhạy cảm, dễ gây nóng trong, xuất hiện các nốt mụn lở loét trong miệng.
Top 3 cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc nam
Dưới đây là một số phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo:
Kết hợp rau ngót và mật ong
Theo y học cổ truyền, rau ngót có vị ngọt, tính mát, giúp giải độc, lợi tiểu,... Phân tích cụ thể hơn, trong lá rau ngót chứa rất nhiều protit, gluxit, vitamin C và các axit amin cần thiết có vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, đồng thời làm dịu niêm mạc và mau lành vết thương. Khi kết hợp 2 nguyên liệu trên sẽ mang tới tác dụng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Lá rau ngót đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nát hoặc nghiền nhỏ, lọc lấy nước cốt, rồi trộn thêm 1 thìa mật ong vào và khuấy đều.
Tiếp đó, bạn dùng một miếng vải sạch hoặc tăm bông thấm dịch này và chấm lên các vết nhiệt miệng. Nên thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần để giúp tổn thương nhanh lành, giảm hẳn đau rát.
Chữa nhiệt miệng bằng khế chua
Khế chua không chỉ là một nguyên liệu tuyệt vời trong nhiều món ăn hàng ngày mà đây còn là một “vị thuốc” giúp chữa nhiệt miệng khá hiệu quả.
Quả khế chua có tính bình, giúp tiêu viêm, lợi tiểu. Đồng thời, loại quả này rất giàu vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, làm cho vết thương hồi phục nhanh chóng hơn.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 - 3 quả khế chua, rửa sạch, thái miếng hoặc giã nát. Sau đó đem đun sôi với nước. Chờ nguội rồi ngậm nhiều lần trong ngày. Thực hiện liên tục trong 1 - 2 tuần sẽ nhận thấy sự cải thiện đáng kể.
Rau đắng trị nhiệt miệng
Rau đắng chứa hàm lượng cao flavonoid, saponin, vitamin C, chất xơ,... có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm, ngăn ngừa vết loét miệng tiến triển. Do đó, sử dụng rau đắng cũng là cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện như sau: Rau đắng sau khi rửa sạch, đem giã nhỏ, lọc lấy nước, dùng ngậm trong miệng khoảng 5 phút rồi nhổ bỏ. Ngoài ra, bạn có thể phơi khô rau đắng rồi sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Cách chữa nhiệt miệng bằng rau đắng