Lở lưỡi là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, gây khó khăn trong ăn uống và nói chuyện. Vậy nguyên nhân gây lở lưỡi là gì? Làm sao để chữa lở lưỡi nhanh chóng tại nhà?
Lở lưỡi là bệnh gì?
Lở lưỡi là một dạng nhiệt miệng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết loét nhỏ. Các vết loét có thể xuất hiện trên mô mềm lưỡi, trong má hoặc trên môi.
Lở lưỡi được coi là bệnh nhẹ, lành tính, có thể tự khỏi sau 10 - 15 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát, kéo dài, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp hàng ngày của người bệnh.
Hình ảnh vết loét ở lưỡi
Nguyên nhân gây lở lưỡi
Lở lưỡi tuy là bệnh nhẹ nhưng rất dễ tái phát. Tìm ra nguyên nhân gây vết loét ở lưỡi sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ một cách đáng kể. Lở lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến như:
Lở lưỡi do cắn vào lưỡi
Vô tình cắn vào lưỡi tạo ra các vết thương gây đau đớn. Các vết thương hở này tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm có trong khoang miệng xâm nhập gây lở loét.
Thiếu hụt vitamin
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch của khoang miệng, đặc biệt là vitamin B và C. Khi chế độ ăn thiếu vitamin, hệ miễn dịch bị suy giảm theo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập gây ra các tổn thương, vết loét.
Rối loạn nội tiết tố
Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc mắc các bệnh lý gây rối loạn nội tiết tố, làm lượng hormone sinh dục tăng cao. Điều này làm cho hệ miễn dịch rối loạn, lưỡi dễ bị tấn công bởi vi khuẩn hơn, từ đó gây ra lở loét.
Lở lưỡi do bệnh lý
Mắc các bệnh liên quan đến gan, dạ dày, tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ lở lưỡi. Nguyên nhân có thể do chức năng chuyển hóa suy giảm, làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ nhiệt miệng.
Nguyên nhân khác
Các nhà khoa học đánh giá yếu tố chính gây lở lưỡi là sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm. Bởi các vi khuẩn này có sẵn trong khoang miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công gây tổn thương mô mềm, dẫn đến lở loét. Ngoài ra, lở lưỡi còn có thể do hút thuốc lá, bỏng lưỡi, ăn đồ cứng, căng thẳng, stress…
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến lở lưỡi
Cách điều trị dứt điểm lở lưỡi tại nhà
Mặc dù lở lưỡi không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 10 -15 ngày nhưng lại gây ra rất nhiều bất tiện với người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn có thể áp dụng các cách sau đây để chữa lở lưỡi nhanh chóng nhất:
Chữa lở lưỡi bằng thuốc
Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh thường chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bổ sung dinh dưỡng là có thể khỏi trong vòng 1 tuần. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị lở lưỡi hiện nay gồm:
Thuốc bôi dạng gel: Thường chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất hiệu quả. Ngay sau khi sử dụng, người bệnh sẽ có cảm giác dịu, đỡ đau rát và sưng hơn.
Thuốc bôi dạng kem: Thuốc dạng này chứa một lượng chất lỏng đáng kể giúp tăng tính thấm vào niêm mạc biểu mô bị tổn thương.
Thuốc bôi dạng bột: Thành phần chủ yếu là bột thảo mộc và khoáng chất. Chúng có công dụng làm mát da, dịu tổn thương và chống sung huyết rất hiệu quả. Thuốc bôi dạng bột thường được chỉ định trong trường hợp nhiệt miệng do nhiễm khuẩn hoặc kích ứng quá mức.
Chữa lở lưỡi bằng biện pháp dân gian
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn tại nhà để chữa lở lưỡi đã được ông cha ta sử dụng từ rất lâu. Một số phương pháp dùng thảo dược dân gian nổi tiếng như:
Chữa lở lưỡi bằng sáp ong
Sáp ong là phương thuốc tự nhiên được sử dụng điều trị lở lưỡi nổi tiếng. Trong sáp ong có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả với người nhiệt miệng. Ngoài ra, nghiên cứu vào năm 2016 đã chỉ ra rằng sáp ong còn chứa rất nhiều flavonoid, vitamin, khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch của răng miệng.
Bạn có thể lấy 1 thìa sáp ong nguyên chất, ngậm hàng ngày để cải thiện các tổn thương trên lưỡi. Hoặc sử dụng sáp ong pha loãng với nước ấm, uống hàng ngày.
Sáp ong chữa lở miệng
Cam thảo
Cam thảo là vị thuốc nổi tiếng trong các bài thuốc đông y. Dược liệu này có vị ngọt, tính mát, được nhiều người sử dụng làm thức uống. Trong cam thảo chứa glycyrrhizin - hợp chất có tính kháng viêm và làm lành vết loét hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu cam thảo thoa trực tiếp lên vết loét 2 - 3 lần trong ngày hoặc pha trà cam thảo. Ngoài ra, ngậm trực tiếp rễ cam thảo hàng ngày cũng giúp làm lành vết loét và ngăn ngừa tái phát.
Dầu dừa
Hoạt chất trong dầu dừa giúp cấp ẩm, làm giảm sưng tấy, thu nhỏ vết loét và ngăn chúng lan rộng. Bạn có thể sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp vào các vết lở loét mỗi ngày từ 3 - 5 lần cho đến khi vết thương đóng kín.
Bị lở lưỡi nên ăn gì và không nên ăn gì?
Dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng. Vì vậy, khi bị lở lưỡi, bạn nên bổ sung các thực phẩm giúp làm lành tổn thương như:
- Sữa chua: Bạn nên ăn từ 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để giảm bớt tình trạng nhiệt miệng.
- Thực phẩm giàu chất sắt: Sắt là nguyên tố cần thiết với quá trình tạo máu, giúp tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, từ đó làm lành vết loét nhanh chóng. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như trứng, thịt, rau cải.
- Ăn nhiều thịt cá: Protein có trong thịt cá là nguyên liệu cần thiết với quá trình tái tạo vết thương. Bạn nên sử dụng những thực phẩm này để chế biến thành các món súp, cháo lỏng, mềm để tránh gây đau.
- Trái cây và rau xanh: Vitamin và chất xơ có trong các loại thực phẩm này giúp thanh nhiệt, thúc đẩy làm lành tổn thương. Bạn nên lựa chọn các loại trái cây chín mềm, chế biến thành sinh tố, nước ép dùng hàng ngày.
Người nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Một số thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng nhiệt miệng, khiến nó lâu lành hơn. Vì vậy, bạn nên tránh một số thực phẩm như:
- Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng khiến vết loét trở nên đau và xót hơn. Bạn nên để thức ăn đỡ nóng rồi mới ăn, hạn chế ăn tiêu, ớt.
- Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Tránh đồ ăn quá chua, quá ngọt.
Làm sao để phòng tránh lở lưỡi?
Lỡ lưỡi dù chữa khỏi dễ dàng nhưng rất dễ tái phát. Bạn nên thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh tình trạng này như:
- Đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khám răng định kì 2 lần trong năm.
- Sử dụng nước súc miệng thảo dược: Bạn nên lựa chọn các loại nước súc miệng có chứa các thành phần kháng viêm, giảm đau như sáp ong, vỏ chay, cùi quả cau, lá trầu không. Nghiên cứu tại Brazil năm 2011 đã chứng minh thành phần flavonoid trong sáp ong có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, sáp ong thường xuyên được sử dụng trong điều trị các bệnh lý răng miệng. Theo 1 nghiên cứu năm 2013, cùi quả cau có chứa arecaidin - một chất có khả năng sát khuẩn, giảm đau và làm thơm miệng, rất hiệu quả với bệnh nhân nhiệt miệng.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ cay nóng. Bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh. Uống đủ 2 lít nước trong ngày.
Lở lưỡi xuất hiện phổ biến và rất dễ tái phát nếu không biết cách phòng tránh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, bạn có thể để lại thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí.