Dung dịch nha khoa thảo dược – Xua tan nỗi lo chảy máu chân răng thường xuyên

Chảy máu chân răng là biểu hiện có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên nếu chảy máu chân răng thường xuyên xảy ra sẽ khiến không ít người cảm thấy khó chịu và lo lắng không biết đó có phải là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm nào không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây chảy máu chân răng cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng này!

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên là gì?

Chảy máu chân răng thường xuyên là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Bởi vậy, bạn chớ nên coi thường khi có hiện tượng này xảy ra. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên mà bạn cần biết:

1. Mảng bám chân răng

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu chân răng được các chuyên gia nhắc đến, mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do chăm sóc răng miệng không đúng cách và gây ra các bệnh lý về lợi như viêm lợi, viêm nha chu khiến cho vùng lợi bị sưng đỏ, dễ tổn thương và gây chảy máu chân răng.

Mảng bám chân răng gây chảy máu chân răng

Mảng bám chân răng gây chảy máu chân răng

2. Viêm lợi

Viêm lợi thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho các mảng bám, cao răng hình thành. Các mảng bám và cao răng bám vào trên thân răng, xung quanh cổ răng hay dưới nướu là nơi vi khuẩn gây bệnh răng miệng tích tụ, sinh sôi và tấn công mô lợi răng. Khi các mô lợi răng bị viêm, đau nhức, sưng, tấy đỏ sẽ dễ bị tổn thương, chảy máu khi có tác động như đánh răng, xỉa răng. Một số trường hợp viêm lợi nặng có thể không cần lực tác động từ bên ngoài vẫn có hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra.  

3. Viêm nha chu

Viêm nha chu là giai đoạn nặng của bệnh viêm lợi, thường xảy ra ở tuổi trung niên. Bệnh tiến triển âm thầm và biểu hiện dễ nhận thấy nhất là chảy máu chân răng thường xuyên. Nếu không điều trị kịp thời, viêm nha chu không chỉ khiến cho lợi sưng tấy, đau nhức mà còn làm cho răng trở nên lỏng lẻo, lung lay.

4. Áp xe chân răng

Áp xe chân răng là tình trạng xuất hiện các ổ mủ giữa lợi và chân răng do vi khuẩn tấn công vào bên trong tạo thành các ổ mủ. Áp xe chân răng thường xảy ra khi viêm hốc răng không được điều trị, hoặc răng bị thủng, vỡ cho phép vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Áp xe chân răng khi không được điều trị có thể gây đau nhức, chảy máu chân răng nhiều, sốt, vùng mặt sưng tấy,…

5. Tiêu xương chân răng

Tiêu xương chân răng là hậu quả nghiêm trọng khi viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng không được điều trị kịp thời. Tiêu xương chân răng sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai, tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, tiêu xương hàm, chảy máu chân răng, móm, mất đi khả năng nâng đỡ khuôn mặt khiến người mắc trông già đi nhiều hơn so với tuổi.

6. Bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia, chảy máu chân răng thường xuyên còn là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu đó là bệnh tiểu đường.

7. Thiếu vitamin

Thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin C và vitamin K cũng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng. Bởi vậy khi bị chảy máu chân răng thường xuyên người mắc cần bổ sung chế độ ăn đầy đủ, đặc biệt là vitamin C, K.

8. Ung thư máu

Những người bị ung thư máu thường bị xuất huyết trong và có biểu hiện chảy máu chân răng thường xuyên và xuất hiện các nốt bầm tím trên cơ thể dù không có va chạm mạnh.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng