Đau răng thường do nguyên nhân gì, khắc phục như thế nào?

Đau răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, có thể ở nhiều mức độ khác nhau và thường gây khó chịu cho người mắc. Vậy đau răng do những nguyên nhân gì và cách chữa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu.

Đau răng là gì?

Đau răng là tình trạng đau nhức ở trong hoặc xung quanh răng, có thể ở mức độ nhẹ nếu kích ứng nướu tạm thời hoặc nghiêm trọng hơn do các bệnh lý răng miệng khác. Đau răng có thể là cảm giác đau buốt, nhói, đau thành từng cơn, đau khi có tác động vật lý lên răng hoặc đau liên tục. Ngoài ra, bệnh có thể kèm theo một hoặc một số triệu chứng như: 

  • Sốt hoặc đau nhức đầu.
  • Sưng nề xung quanh răng.
  • Có mùi hôi miệng.
  • Dịch chảy ra từ răng bị đau, thường có mùi hôi.

Các cơn đau răng thường rất dữ dội, khó chịu do bên trong răng có chứa tủy răng gồm rất nhiều dây thần kinh, mô và mạch máu. Những dây thần kinh trong tủy răng là những dây thần kinh nhạy cảm nhất cơ thể. Chúng dễ bị kích thích bởi các tác động vật lý, thức ăn hoặc nhiễm trùng gây ra những cơn đau.

dau-rang-la-tinh-trang-pho-bien-nhieu-nguoi-gap-phai.webp

Đau răng là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải

XEM THÊM: 7 phương pháp giảm đau răng chỉ trong 1 nốt nhạc

Các nguyên nhân gây đau răng thường gặp

Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Sâu răng: Là tình trạng lớp men răng bị phá hủy dần. Sâu răng thường diễn biến từ sâu men răng, sâu ngà răng, viêm tủy và cuối cùng là chết tủy. Tùy thuộc vào diễn biến của sâu răng mà mức độ đau răng cũng tăng dần. Ở giai đoạn viêm tủy và mất tủy, người bệnh thường gặp những cơn đau răng dữ dội, liên tục. Thường phải sử dụng đến thuốc giảm đau và can thiệp ngoại khoa để chữa trị.

Áp xe răng: Là bệnh nhiễm trùng răng do vi khuẩn. Thường lan từ trong răng đến chân răng và có thể tới các bộ phận xung quanh. Đau do áp xe răng thường kèm sốt, sưng nề và có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tủy, mất răng, tiêu xương hàm.

Gãy răng: Là các tổn thương trực tiếp lên cấu trúc răng gây ra do tác động vật lý. Tùy thuộc phần răng bị gãy mà mức độ đau sẽ khác nhau.

Nhiễm trùng nướu răng: Nhiễm trùng nướu răng và các bệnh lý khác về nướu cũng có thể gây đau răng. Các nhiễm trùng ở nướu thường diễn biến nhanh và dễ lan ra mô xung quanh, gây nhiễm trùng răng.

Mọc răng khôn: Răng khôn là răng số 8, mọc cuối cùng ở người trưởng thành. Răng khôn mọc ở vị trí rất hẹp nên thường mắc kẹt, mọc lệch hoặc khó vệ sinh dẫn đến dễ bị sâu, gây tổn thương nướu.

Sau-rang-viem-nuou-gay-rang-moc-rang-khon-gay-dau-rang.webp

Sâu răng, viêm nướu, gãy răng, mọc răng khôn gây đau răng

Đau răng có nguy hiểm không?

Trường hợp cơn đau răng nhẹ có thể do nguyên nhân kích ứng nướu hoặc mô xung quanh răng mà không có các tổn thương trong răng. Lúc này, cơn đau răng có thể tự khỏi sau vài ngày nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách.

Trong đa số trường hợp, cơn đau răng thường do các tổn thương thực thể của răng và bạn cần gặp nha sĩ để được điều trị. Đặc biệt, bạn nên đến gặp nha sĩ sớm, tốt nhất trong vòng 1-2 ngày nếu xuất hiện các tình trạng:

  • Bị đau răng kéo dài hơn 2 ngày.
  • Đau dữ dội hoặc các cơn đau tăng dần.
  • Đau răng kèm sốt cao, đau tai hoặc đau khi há miệng, sưng miệng/mặt.

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan đến các mô xung quanh gây hoại tử mô, biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong. 

Cách chữa đau răng hiệu quả 

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau răng mà các cách chữa có thể khác nhau. Các phương pháp thường dùng nhất là can thiệp ngoại khoa, sử dụng thuốc và tự chữa tại nhà bằng thảo dược đối với trường hợp đau răng nhẹ.

Can thiệp ngoại khoa chữa đau răng

Trong trường hợp cơn đau răng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để được điều trị đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn, có thể sẽ yêu cầu chụp X-quang răng để xem xét tình hình tổn thương và chỉ định những can thiệp ngoại khoa cần thiết. Các can thiệp ngoại khoa thường gặp để chữa đau răng bao gồm:

  • Nguyên nhân do sâu răng, nha sĩ sẽ trám răng hoặc loại bỏ răng sâu nếu tình trạng quá nghiêm trọng.
  • Nếu các tổn thương xâm nhập vào tủy răng gây đau, phương pháp được sử dụng sẽ là lấy tủy răng và thay thế bằng vật liệu trám bít. 
  • Nếu nguyên nhân gây đau răng là áp xe nha chu, nha sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu mủ và sát trùng vị trí tổn thương.
  • Chụp răng giả nếu cấu trúc răng bị phá hủy nghiêm trọng hoặc gãy răng.

Tram-rang-sau-de-chua-dau-rang.webp

Trám răng sâu để khắc phục tình trạng đau răng

Chữa đau răng bằng thuốc

Hai loại thuốc thường sử dụng nhất để chữa đau răng là thuốc giảm đau và kháng sinh dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

Các loại thuốc giảm đau thường dùng bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn (paracetamol), thuốc giảm đau phi steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen hoặc một số loại thuốc giảm đau kê đơn khác nếu có chỉ định của bác sĩ.

Loại thuốc thứ hai thường dùng là kháng sinh. Tuy nhiên kháng sinh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Bạn sẽ được kê đơn kháng sinh khi bác sĩ xác định nguyên nhân đau răng là do nhiễm trùng hoặc có bội nhiễm vi khuẩn do các tổn thương răng miệng.

Chữa đau răng tại nhà bằng thảo dược

Một số phương pháp chữa tại nhà đơn giản và hiệu quả bạn có thể áp dụng:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch oxy già 3% pha loãng. Nước muối sinh lý và oxy già có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, dịu cơn đau, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh làm co các mạch máu ở vị trí tổn thương, giúp dịu cơn đau. Bạn chỉ cần dùng khăn bọc đá lạnh lại và chườm lên vị trí sưng đau khoảng 20 phút, lặp lại sau vài giờ.
  • Sử dụng túi trà bạc hà: Túi trà đã qua sử dụng khi vẫn còn hơi ấm dùng đắp lên vị trí đau răng. Túi trà có thể làm tê và dịu cảm giác đau ở răng.
  • Sử dụng chiết xuất vani: Chấm trực tiếp chiết xuất vani lên vị trí tổn thương, thực hiện 2-3 lần/ngày. Chiết xuất vani chứa cồn có thể làm dịu cơn đau.
  • Sử dụng tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương có thể dùng chấm trực tiếp lên vị trí tổn thương hoặc pha loãng để súc miệng. Tinh dầu đinh hương là chất khử trùng tự nhiên, có thể giảm đau, giảm viêm và làm sạch khoang miệng.
  • Sử dụng sáp ong chữa đau răng: Các nghiên cứu đã chứng minh sáp ong chứa thành phần flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp làm dịu cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng khi đau răng.

Sap-ong-co-tac-dung-khang-khuan-giup-chua-dau-rang.webp

Sáp ong có tác dụng kháng khuẩn, giúp chữa đau răng

XEM THÊM: Mẹo chữa đau răng bằng lá tía tô cực đơn giản!

Phòng tránh đau răng như thế nào?

Bên cạnh chữa trị, việc chú ý phòng ngừa đau răng cũng vô cùng quan trọng. Để hạn chế đau răng xảy ra, bạn cần chú ý:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng.
  • Tránh các tác động vật lý có thể gây tổn thương răng, nướu.
  • Thường xuyên khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các đồ ăn gây hại cho men răng.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây đau răng và các cách chữa trị phổ biến nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận phía dưới. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng