Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng liệu có hiệu quả? THAM KHẢO NGAY

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng là một trong những mẹo dân gian giúp khắc phục triệu chứng bệnh được nhiều người áp dụng, bởi cách thực hiện khá đơn giản và nguồn nguyên liệu dễ kiếm. Vậy hiệu quả thực sự của phương pháp này như thế nào? Mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây để có lời giải đáp cụ thể!

Thế nào là nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương trong khoang miệng khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Triệu chứng thường thấy của nhiệt miệng là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng, kích thước từ 1 - 2mm, theo thời gian sẽ to dần, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Điều này gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, lở loét rất khó chịu, nhất là khi nhai, nuốt. Khi bị viêm cấp thường gây tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch ở góc hàm, khiến ăn uống khó khăn.

Trên thực tế, nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nguyên nhân “gốc rễ” khiến bệnh tiến triển là do niêm mạc miệng mỏng manh, không được cung cấp đủ dinh dưỡng, khiến virus, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, tấn công và gây viêm. Ngoài việc tiết ra các chất độc gây hại cho khoang miệng, virus còn tiết ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác góp phần vào sự tiến triển của chứng nhiệt miệng bao gồm:

- Tiền sử gia đình: Khoảng 40% trường hợp mắc phải đều có người thân bị nhiệt miệng.

- Chấn thương do không may cắn phải hoặc vì tai nạn nào đó.

- Dị ứng một số loại thức ăn hoặc kem đánh răng chứa thành phần natri laureth sulfate (có vai trò tạo bọt trong sản phẩm).

- Căng thẳng, lo âu thường xuyên, có khi mất ngủ, trầm cảm.

 Stress là yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiệt miệng

Stress là yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiệt miệng

- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai,...

- Tác dụng phụ của một số thuốc.

- Rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể do một số yếu tố bên ngoài hay các bệnh như: Viêm nướu, bệnh bạch cầu, tay chân miệng, nấm miệng, nhiễm virus herpes, ung thư miệng, bệnh đường tiêu hóa.

Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng nhiệt miệng, nhưng các mẹo dân gian như cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng vẫn được nhiều người lựa chọn.

Với công dụng kháng khuẩn tự nhiên, lá bàng giúp các vết loét miệng chóng lành, nhờ đó, chúng được ứng dụng khá phổ biến trong khắc phục nhiệt miệng, sâu răng, viêm họng,...

Lá bàng dễ tìm và được sử dụng khá phổ biến trong dân gian. Các bạn có thể thực hiện theo cách sau đây:

- Đun sôi lá bàng non với nước, sau đó vặn lửa nhỏ trong vòng 30 phút cho tinh chất của lá bàng ra hết. Tắt bếp, để nguội rồi lọc lấy nước lá bàng, bỏ bã. Bảo quản trong chai có nắp đậy.

- Dùng nước lá bàng để ngậm súc miệng trong khoảng 2 - 3 phút, mỗi ngày 3 lần. Sau 4 - 5 ngày, các vết loét se lại và dần khỏi.

- Ngoài ra, bạn còn có thể lấy lá bàng non giã nát và thoa lên chỗ vết thương để giảm đau rát. Sau khi thực hiện, bạn cần súc miệng lại thật sạch với nước để loại bỏ lá bàng ra khỏi răng và nướu, tránh làm răng bị vàng.

Ngoài cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng nêu trên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà khác như:

+ Uống nước rau má hoặc nước râu ngô thay nước lọc giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

+ Đảm bảo lượng nước cung cấp đầy đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

+ Bổ sung vitamin C, vitamin PP, vitamin B2 giúp tái tạo niêm mạc, tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại sự phát triển của nhiệt miệng.

Trang Nhung



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng