Chảy máu chân răng liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? XEM NGAY giải pháp khắc phục hiệu quả từ thảo dược

Nhiều người gặp phải tình trạng chảy máu chân răng liên tục nhưng không biết rằng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm trong cơ thể. Để có thông tin cụ thể về tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả từ thiên nhiên, mời bạn cùng tham khảo ngay nội dung trong bài viết sau!

Chảy máu chân răng liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu chân răng là hiện tượng xuất huyết ở phần nướu lợi xung quanh răng do những tổn thương khác nhau tại mô mềm, dây chằng hay xương ổ răng.

Thực tế, bạn có thể nhận thấy tình trạng này khi đánh răng, ăn đồ cứng,... nhưng nếu diễn ra liên tục thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh răng miệng nghiêm trọng, bao gồm:

Viêm lợi

Chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm lợi. Bệnh lý này tương đối phổ biến, được hình thành bởi sự tích tụ mảng bám trên đường viền nướu (vi khuẩn khu trú tại đây sẽ tấn công các mô mềm, gây viêm loét, sưng đỏ, dễ chảy máu (kể cả khi đánh răng hay ăn uống). Bạn có thể thoát khỏi vấn đề này bằng cách chăm sóc răng miệng tốt, ví dụ: Đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối hay các dung dịch sát khuẩn,...

Viêm nha chu

Nếu tình trạng viêm lợi không được điều trị kịp thời thì bạn có nguy cơ cao mắc phải viêm nha chu. Chảy máu chân răng thường xuyên và tổn thương nướu kéo dài dễ gây nhiễm trùng lan rộng đến toàn bộ ổ răng, ảnh hưởng tới các mô và xương nâng đỡ răng.

Đồng thời, nướu không còn săn chắc, giảm sự liên kết với răng có thể dẫn đến tụt lợi, răng lung lay, mất răng, làm thay đổi cấu trúc hàm và khớp cắn. Hơi thở của bạn có thể xuất hiện mùi hôi và cảm nhận thấy vị tanh hoặc vị kim loại trong miệng.

Bệnh tiểu đường

Nướu chảy máu hoặc sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Khi bị bệnh này, hệ thống miễn dịch trong cơ thể trở nên yếu ớt, không còn “sức mạnh” chống lại vi khuẩn, virus, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng răng miệng như: Viêm loét miệng, viêm nha chu,... Đồng thời, bệnh này cũng khiến những tổn thương lâu lành hơn nên có thể làm cho biểu hiện chảy máu chân răng trở nên tồi tệ thêm.

Rối loạn đông máu

Một số trường hợp mắc phải hội chứng rối loạn đông máu Hemophilia hoặc Von Willebrand. Cụ thể, khi gặp một tổn thương nào đó gây xuất huyết, đặc biệt là chảy máu chân răng sẽ khiến máu của bạn không đông lại được và chảy máu kéo dài.

Phòng ngừa chảy máu chân răng liên tục bằng cách nào?

Hiểu được cách ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả và hạn chế tái phát. Lời khuyên dành cho bạn là:

- Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Bạn nên điều chỉnh thói quen đánh răng sao cho đúng cách (đưa bàn chải theo hình tròn khắp bề mặt răng, không nên chải theo chiều ngang bởi dễ dẫn đến tổn thương nướu), dùng bàn chải phù hợp với khuôn miệng, đầu lông mềm và nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

Sau khi ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết thức ăn thừa, kết hợp với súc miệng sẽ giúp khoang miệng được làm sạch tối ưu.

- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C, vitamin K để ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả, chẳng hạn như: Dứa, cam, bưởi, táo, dâu tây, chuối, bông cải xanh, cải bina,...

   Dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng tiến triển

Dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng tiến triển

- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

- Ngừng hút thuốc lá, hạn chế dùng rượu, bia.

- Giữ cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu sẽ giúp tình trạng bệnh của bạn nhanh chóng cải thiện, đồng thời bớt tái phát hơn.

Thanh Minh



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng