Giải đáp thắc mắc: Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Có nguy hiểm không? XEM NGAY

“Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?”- vấn đề này được rất nhiều người quan tâm, bởi thực tế, hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ nguyên nhân trên. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, cùng biện pháp khắc phục nhanh chóng mà hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo ngay những nội dung sau đây!            

Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Chảy máu chân răng là biểu hiện khá phổ biến, người lớn hay trẻ nhỏ đều dễ gặp phải. Bạn nhận thấy nướu sưng nhẹ, kèm theo xuất huyết và hơi thở có mùi hôi, nhiều khi chảy máu chân răng khi đánh răng, hoặc tự nhiên tình trạng này khởi phát.

Tình trạng này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: Vệ sinh răng miệng kém, căng thẳng kéo dài, thay đổi nội tiết hay do tác dụng phụ của một số thuốc,... hoặc có thể do thiếu dinh dưỡng. Tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề “chảy máu chân răng là thiếu chất gì?”, theo các nhà khoa học lý giải, hầu hết trường hợp bị chảy máu chân răng là do tế bào nướu, lợi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là một số chất sau đây:    

Vitamin C

Các nghiên cứu cho thấy, vitamin C (hay acid ascorbic) là thành phần đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng vì nó giúp xây dựng răng và lợi chắc khỏe. Trước hết, đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do của vitamin C sẽ hạn chế tác động của vi sinh vật từ môi trường, làm giảm viêm nhiễm.

Ngoài ra, chúng cũng đóng vai trò trong tổng hợp collagen cần thiết để xây dựng tất cả các mô liên kết, bao gồm xương, mạch máu và nướu. Bởi vậy, nếu thiếu hụt vitamin này sẽ khiến phần nướu kém săn chắc, không bám chặt vào xương hàm, nguy cơ tổn thương rất cao.  

Các tài liệu khoa học cho biết, người trưởng thành cần 40mg vitamin C mỗi ngày, có thể bổ sung từ chế độ ăn uống hoặc các chế phẩm bổ sung để đảm bảo cấu trúc răng nướu chắc khỏe.

Vitamin K

Vitamin K được biết tới với vai trò tham gia quá trình đông máu của cơ thể. Điều này giúp ngăn chặn chảy máu ồ ạt, không kiểm soát, bằng cách hình thành các “cục máu đông”. Do đó, khi cơ thể thiếu vitamin K có thể dẫn đến bầm tím quá mức, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đồng thời tăng thời gian đông máu. Theo nghiên cứu, nhu cầu cần vitamin K cần thiết hàng ngày là từ 90mg đến 120mg, tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và có hướng bổ sung phù hợp.

Vitamin D

Câu hỏi “chảy máu chân răng là thiếu chất gì” không thể không nhắc đến vitamin D. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì vitamin D thường được biết tới với vai trò “đồng hành” cùng sự chắc khỏe của xương, răng. Nhưng tác dụng của vitamin này còn nhiều hơn như vậy, khi có khả năng duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần giúp hệ thống miễn dịch vững chắc, đồng thời tham gia vào quá trình cân bằng nội môi, nhờ đó ngăn ngừa bệnh nướu răng rất hiệu quả.

Thật không may, ước tính rằng, có trên 50% dân số thiếu vitamin D. Do đó, chúng ta cần chú ý bổ sung nhiều vitamin D thông qua các thực phẩm: Cá béo, ngũ cốc, các loại đậu,... cũng như những phương pháp khác.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng tưởng chừng là biểu hiện đơn giản, nhưng tình trạng này gây nên nhiều tác động tới cuộc sống và giao tiếp của người mắc.

Với sức khỏe

Thực tế, người bị chảy máu chân răng dễ mắc nhiều bệnh răng miệng khác như: Sâu răng, viêm lợi, hôi miệng, viêm quanh răng, tụt lợi,... Nếu không điều trị sớm, có thể dẫn tới tổn thương nướu nghiêm trọng, viêm tủy, tiêu xương ổ răng, không chỉ gây nên những cơn đau buốt dữ dội mà còn ảnh hưởng tới cấu trúc hàm.

Đặc biệt, khi vấn đề “chảy máu chân răng là thiếu chất gì” chưa được giải quyết, sức khỏe toàn thân cũng có chiều hướng đi xuống, khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi, thiếu sức sống.

Với sinh hoạt, cuộc sống

Khi bị chảy máu chân răng, bạn sẽ nhận thấy vị khác lạ trong miệng, khiến ăn uống kém ngon.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng này bất chợt “ghé thăm” mà bạn không hề hay biết, sẽ gây “mất điểm” với người đối diện. Ngoài ra, nếu chảy máu chân răng đi kèm với biểu hiện hôi miệng, dễ làm cho người mắc trở nên tự ti, ngại giao tiếp, theo đó, các mối quan hệ xã hội trở nên thưa thớt dần.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng