Cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không hiệu quả được nhiều người áp dụng!

Lá trầu không từ xưa đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có tình trạng viêm lợi. Vậy chữa viêm lợi bằng lá trầu không có hiệu quả ra sao và cách áp dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.

Triệu chứng bệnh viêm lợi là gì?

Viêm lợi (viêm nướu) là bệnh răng miệng khá phổ biến. Trên thực tế, có đến 75% dân số Mỹ bị viêm nướu với các mức độ khác nhau trong suốt cuộc đời của họ. Dưới đây là một số triệu chứng viêm nướu cần chú ý:

- Nướu đỏ và sưng.

- Nướu chảy máu, đặc biệt là khi bạn chải hoặc xỉa răng.

- Răng đau hoặc nhạy cảm: Khi nướu tụt khỏi răng, răng sẽ tiếp xúc và nhạy cảm hơn với thức ăn hoặc đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.

- Hơi thở có mùi hôi thối: Mảng bám chứa hàng triệu vi khuẩn gây viêm nhiễm và tạo ra hơi thở mùi hôi.

- Răng lung lay hoặc trong một số trường hợp, răng có thể rụng: Đây là tình trạng viêm nướu đã tiến triển nặng, thường được gọi là viêm nha chu.

Nguyên nhân gây viêm lợi thường gặp

Viêm lợi do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng có thể đến từ việc vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc các bệnh lý khác gây ra. Cụ thể:

- Sự tích tụ mảng bám: Đây là một màng dính chứa vi khuẩn trên răng và nướu. Các vi khuẩn được tìm thấy trong mảng bám tạo ra độc tố có thể gây kích ứng nướu, khiến chúng bị đỏ, viêm, sưng, thậm chí dẫn đến chảy máu chân răng.

- Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất liên quan đến bệnh nướu răng và có thể làm giảm cơ hội điều trị thành công. Nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh nướu cao gấp 7 lần so với người không hút thuốc.

- Vệ sinh răng miệng kém, như không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa là một trong những nguyên nhân dễ gây viêm nướu.

- Stress là một trong nhiều nguyên nhân gây viêm nướu: Căng thẳng liên tục có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tác động tiêu cực đến khả năng chống nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh nướu răng.

- Thay đổi nội tiết tố bao gồm dậy thì, mang thai, mãn kinh và kinh nguyệt hàng tháng làm tăng độ nhạy cảm, từ đó gây viêm nướu. Do đó, hãy chăm sóc thêm cho răng và nướu của bạn trong những thời gian thay đổi sinh lý này để ngăn ngừa bệnh nướu răng.

- Dinh dưỡng kém gây thiếu chất dinh dưỡng quan trọng và khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng, gây ra bệnh nướu răng.

- Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

- Mắc các bệnh mạn tính, như tiểu đường, ung thư và HIV làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, gây ra bệnh nướu răng.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng