Sâu răng là một bệnh lý làm tiêu men răng, ngà răng, các tổ chức không có tế bào. Việc tiêu men răng diễn ra một cách từ từ làm men răng yếu đi và bị phá vỡ hoàn toàn, sau đó ăn sâu dần vào bên trong ngà răng và phá hủy răng. Một trong các thói quen gây sâu răng ngày càng trầm trọng và phổ biến hơn đó là việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường.
Xã hội phát triển không kèm theo chất lượng răng miệng được nâng cao. Đây là một nhận xét được đưa ra sau nghiên cứu vào năm 2014, các nhà nghiên cứu từ King's College London và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đã phát hiện ra rằng những người Anh cổ xưa sống ở thời kỳ La Mã chỉ có 5% mắc bệnh răng lợi. Trong khi ngày nay, gần 33% người dân Anh gặp các bệnh lý răng lợi. Một trong các nguyên nhân của hậu quả này đó là việc ăn uống quá thoải mái các đồ ăn chứa đường. Đây chính là mầm mống của tình trạng sâu răng toàn tập mà không trách ai được.
Các chế phẩm từ đường gây tăng nguy cơ sâu răng
Tiêu thụ quá nhiều các thức ăn chứa đường và carbohydrat (phân giải ra đường) sẽ tăng cường hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng. Mặc dù tất cả các lợi ích hiện nay của bàn chải đánh răng, kem đánh răng, thói quen ăn uống và nha khoa hiện đại là giúp răng và lợi được chăm sóc và làm sạch qua rất nhiều bước nhưng chúng không thể bền vững lâu dài, cũng như làm sạch răng 100%. Trong các nền văn minh cổ đại khác, các quần thể lâu đời có tỷ lệ sâu răng cao là những người ăn nhiều lúa mì, lúa mạch được xay nhuyễn và nghiền nhỏ.
Qua nhiều thế kỷ, các sản phẩm thực phẩm tinh chế carbohydrat vẫn tiếp tục được tiêu thụ. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu ẩm thực gia tăng thì tỷ lệ mắc sâu răng cũng ngày càng cao.
Vào cuối những năm 1920, mọi người trong xã hội, giàu hay nghèo, đã ăn bánh mì trắng và nhiều món ngon khác hàng ngày. Đường tinh luyện, một loại carbohydrat lên men, cũng đã trở nên đại trà và bây giờ chúng được tìm thấy ở mọi sản phẩm thực phẩm trong siêu thị. Đây là yếu tố tác động gây tăng nguy cơ sâu răng ở nhiều người.