9 cách chữa tụt lợi nhanh chóng, an toàn - có thể bạn sẽ cần

Tụt lợi là tình trạng gặp ở rất nhiều đối tượng, đã và đang âm thầm ảnh hưởng tới sự phát triển khoẻ mạnh của hàm răng. Tuy nhiên cách chữa tụt lợi và phòng ngừa bệnh này thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 9 cách chữa tụt lợi hiệu quả mà an toàn bạn có thể tham khảo.

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là tình trạng phần rìa của mô nướu bao quanh răng bị kéo tụt lại, làm lộ chân răng nhiều hơn. Khi bệnh nhân bị tụt nướu, các khoảng trống sẽ hình thành giữa răng và đường viền nướu, là nơi vi khuẩn tích tụ gây bệnh tại miệng. Nếu không được điều trị, các mô nâng đỡ và cấu trúc xương của răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Cuối cùng có thể dẫn tới rụng răng. 

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tụt lợi

Tụt lợi diễn ra âm thầm, do vậy rất khó để nhận biết. Thường bệnh sẽ được phát hiện và điều trị khi đã ở giai đoạn nặng.

Giai đoạn sớm: Bạn sẽ thấy vùng nướu quanh răng tụt xuống sâu hơn bình thường, phần răng dài hơn, nướu không bám hoàn toàn vào chân răng, hơi thở hôi, chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu thường xuyên bị sưng đỏ,... Đôi khi bạn sẽ thấy răng bị ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. 

Giai đoạn muộn: Ở thời điểm này, ngoài các biểu hiện kể trên, phần nướu sẽ tụt sâu xuống phía chân răng, làm vùng cổ răng lộ ra, thậm chí hình thành khe hở giữa 2 răng, gây mất thẩm mỹ. Giai đoạn này sẽ kèm ê buốt thường xuyên hơn và viêm, ảnh hưởng tới độ bền chắc của răng, khiến tình trạng hôi miệng thêm nghiêm trọng. 

Tut_loi.webp

Tụt lợi mức độ nghiêm trọng khi lộ gần hết phần chân răng 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi

Mọi người thường ít chú ý cho tới khi tình trạng tụt lợi trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tụt lợi thường gặp:

Các bệnh nha chu: Vệ sinh răng miệng không khoa học và chưa đúng cách sẽ gây viêm nhiễm nướu. Những bệnh nhiễm trùng trong khoang miệng, vi khuẩn sẽ phá huỷ mô nướu và xương nâng đỡ răng.

Do di truyền: Một số người được chứng minh là sẽ dễ mắc các bệnh răng miệng hơn bình thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 30% dân số dễ mắc các bệnh về nướu hơn bình thường dù bản thân họ có chăm sóc răng tốt như thế nào.

Gen_quyet_dinh_kha_nang_bi_tut_loi.webp

Yếu tố di truyền có thể quyết định việc bạn có khả năng tụt lợi cao hay thấp

Đánh răng thiếu khoa học: Việc đánh răng quá thường xuyên, quá mạnh hoặc không đúng cách có thể làm lớp men răng bị mài mòn và gây tụt nướu. Ngoài ra, đánh răng không đúng cách cũng có thể làm tổn thương vùng lợi, gây chảy máu, nhiễm khuẩn từ đó dẫn tới tụt lợi.

Vệ sinh răng miệng không đầy đủ: Cao răng - mảng bám chân răng là nguyên nhân hàng đầu gây tụt nướu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen cứ 6 tháng tới nha sĩ lấy cao răng một lần khiến mảng bám chân răng ngày càng nhiều, lâu dần tích tụ lại gây tụt lợi nghiêm trọng.

Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ nội tiết tố nữ thay đổi có thể làm cho răng và nướu trở nên nhạy cảm hơn và là nguyên nhân gây tụt lợi. Do vậy, khi ở tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh,... sẽ làm cho phụ nữ có khả năng bị tụt lợi cao hơn bình thường. 

Hút thuốc: Hút thuốc không chỉ làm gia tăng bệnh nhiễm khuẩn miệng còn thúc đẩy nguy cơ hình thành mảng bám khó loại bỏ trên răng, tích tụ dần gây tụt lợi.

Nghiến răng nghiến lợi thường xuyên: Thói quen này tạo áp lực lớn lên răng, khiến nướu bị tụt xuống. Trong trường hợp răng khấp khểnh, khi ăn các khớp không gắn vào với nhau cũng tạo một lực lớn gây tụt lợi. 

Nghien_rang_tang_nguy_co_tut_loi.webp

Nghiến răng tăng nguy cơ tụt lợi 

9 cách chữa tụt lợi an toàn và hiệu quả nhất

Tụt lợi có thể gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là người trên 40. Với các trường hợp nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Với bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn, đã hình thành khe hở giữa các chân răng, cần nhờ sự giúp đỡ của nha sĩ.

Chữa tụt lợi bằng phẫu thuật

Với các trường hợp tụt lợi nặng, có thể dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn như kháng sinh tại chỗ, chống viêm để giảm tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, sẽ có các chỉ định khác như ghép mô mềm - ghép mô liên kết, tái tạo xương trong trường hợp tụt nướu gây phá huỷ xương nâng đỡ răng,... tuỳ bệnh nhân. Tuy nhiên, độ vững trãi của hàm răng sẽ bị giảm đi đáng kể dù đã được điều trị.

Chữa tụt lợi bằng lá trầu không 

Từ lâu, trong dân gian đã biết tới công dụng của lá trầu không trong điều trị viêm lợi. Các bà, các mẹ xưa nhai lá trầu để có được hàm răng khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học Dược phẩm quốc tế năm 2016, nhai lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế hơi thở hôi, khoẻ nướu, bảo vệ răng. 

Ngày nay, thay vì nhai lá trầu không hàng ngày, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa dịch chiết của chúng như kem đánh răng, nước súc miệng để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.

trau_khong_giup_chua_tut_loi_an_toan.webp

Trầu không giúp chữa tụt lợi một cách an toàn, hiệu quả

Chữa tụt lợi bằng sáp ong 

Sáp ong thường được sử dụng trong việc chống nhiễm khuẩn khoang miệng. Theo các báo cáo được thực hiện tại Ả Rập, công bố năm 2011, người ta thấy rằng thành phần sáp ong có tác dụng chống nhiễm khuẩn trên đa dạng chủng như nấm men Candida, vi khuẩn Gram dương (+) gồm tụ cầu, một số liên cầu, trực khuẩn,... Các chủng vi khuẩn, nấm trên thường gây bệnh vùng hầu họng, khoang miệng. 

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng sản phẩm như nước súc miệng, kem đánh răng có thành phần sáp ong sẽ làm hơi thở thơm mát, cải thiện tình trạng viêm lợi dẫn tới mòn và tụt nướu. 

Chữa tụt lợi bằng cùi quả cau

Quả cau cùng với lá trầu đã được các bà, các mẹ thời xưa sử dụng để bảo vệ răng chắc khỏe. Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra 25 lợi ích của cau. Trong đó, báo cáo cho thấy nhai cùi quả cau sẽ giúp dịu hơi thở, loại bỏ mùi vị khó chịu trong khoang miệng, làm chắc nướu và điều tiết tuyến nước bọt. 

Chính vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất từ cùi quả cau như kem đánh răng, nước súc miệng thảo dược sẽ giúp nướu khỏe mạnh, hơi thở thơm mát.

Cui_qua_cau_giup_chua_tut_loi.webp

Quả cau và lá trầu là những thảo dược hàng đầu giúp chữa tụt lợi

Chữa tụt lợi bằng trà xanh

Một nghiên cứu ở Nhật Bản được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ công bố cho thấy việc uống trà xanh thường xuyên giúp cho răng và nướu khỏe mạnh hơn. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, uống trà xanh mỗi ngày giúp giảm độ tụt của nướu, giảm tình trạng ăn mòn niêm mạc lợi và chảy máu chân răng. 

Chữa tụt lợi bằng nha đam

Nha đam (lô hội) từ lâu được biến đến với rất nhiều tác dụng trong làm đẹp, giải độc, mát gan. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nha khoa của Ấn Độ cho thấy, việc ăn lô hội sẽ giảm đáng kể tỷ lệ mắc và mức độ bệnh nha chu trên các đối tượng được quan sát. 

Theo đó, bạn không cần phải ăn trực tiếp hay bôi lô hội vào niêm mạc lợi mà có rất nhiều các sản phẩm trên thị trường có chứa nha đam như chè, sữa chua, nước súc miệng,... để ngăn ngừa bệnh răng miệng.

Nha_dam_chua_tut_loi.webp

Nha đam giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc và mức độ bệnh nha chu

Chữa tụt lợi bằng dầu bạch đàn

Theo tờ WholeHealth MD, dầu bạch đàn là một chất chống viêm rất tốt để ngăn ngừa bệnh viêm nướu. Khi bạn bị tụt lợi, việc sử dụng loại dầu thảo dược này có ý nghĩa quan trọng trong ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giảm tình trạng viêm lợi. Khuyến cáo, nên trộn 2 thìa cafe dầu bạch đàn với 1 cốc nước ấm. Dùng súc miệng hàng ngày để tăng cường sức khỏe vùng nướu.

Chữa tụt lợi bằng vitamin C

Từ lâu, người ta đã biết đến vai trò quan trọng của vitamin C trong việc ngăn ngừa tình trạng sưng, chảy máu và tụt lợi. Theo một nghiên cứu được thực hiện kéo dài 14 tuần tại Đại học California San Francisco, mức độ nghiêm trọng của chảy máu nướu tăng lên khi nồng độ vitamin C giảm đi và ngược lại.

Lời giải thích cho công dụng thần kỳ này của vitamin C là do tác dụng chống oxy hoá, kích thích tăng tái tạo lớp collagen nội sinh, làm bền thành mạch và niêm mạc, từ đó chống mài mòn nướu, giảm khả năng chảy máu chân răng. 

Chữa tụt lợi bằng cách lấy cao răng mỗi 6 tháng

Mảng bám chân răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi, viêm lợi. Bằng cách loại bỏ cao răng 6 tháng một lần, bạn đã giúp bản thân phòng ngừa và điều trị giai đoạn sớm của tụt nướu.

lay_cao_rang_chua_tut_loi.webp

Lấy cao răng để chữa tụt lợi

Vệ sinh răng đúng cách và hợp lý

Đánh răng sau khi ăn, chải răng nhẹ nhàng, sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp, thay việc sử dụng tăm tre bằng chỉ nha khoa và tăm nước sẽ giúp răng miệng của bạn khoẻ mạnh. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm các nước súc miệng thảo dược có độ sát khuẩn và khả năng nuôi dưỡng nướu.

Các cách ngăn ngừa tụt lợi tái phát

Tụt lợi hoàn toàn có thể được ngăn ngừa và điều trị nếu bạn áp dụng các cách dưới đây:

  • Thực hiện chế độ ăn đa dạng, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, C.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học: Chọn bàn chải lông mềm, dùng chỉ nha khoa, lấy cao răng 6 tháng một lần.
  • Tránh các đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng thảo dược.
  • Không hút thuốc. 

Để có một nụ cười đẹp và hơi thở luôn thơm mát thì việc điều trị và ngăn ngừa tụt lợi là vô cùng quan trọng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc chữa tụt lợi, vui lòng để lại số điện thoại dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ liên hệ để hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng