11 Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, không tái lại

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chảy máu chân răng. Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này bao gồm:

  • Viêm lợi (viêm nướu răng): Viêm lợi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chảy máu chân răng. Nguyên nhân gây ra viêm lợi thường do các mảng bám hay cao răng lâu ngày gây nên.
  • Sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông máu điều trị cho bệnh nhân mạch vành, dự phòng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não.
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Dùng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh dễ làm cọ xát vào lợi gây ra chảy máu.
  • Thiếu dinh dưỡng: Chuyên gia cũng chỉ ra rằng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin C trong khẩu phần ăn dễ dẫn đến chảy máu chân răng.

viem-loi-de-dan-den-chay-mau-chan-rang.webp

Viêm lợi dễ dẫn đến chảy máu chân răng

Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, không tái phát

Chảy máu chân răng kéo dài dễ khiến răng lợi bị suy yếu, dẫn đến tụt lợi hay mất răng. Dưới đây là các cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả nhất:

Sử dụng thuốc điều trị viêm lợi

Những trường hợp bị viêm lợi khiến lợi bị sưng, sung huyết và dễ chảy máu. Vì vậy để hết chảy máu chân răng bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tình trạng viêm lợi trước. Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid (Clarithromycin). Beta-lactam (Amoxicillin + Acid clavulanic) sẽ được chỉ định sử dụng. Ngoài ra thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDS như Ibuprofen, Diclofenac cũng có thể được dùng để giảm bớt tình trạng viêm. 

Điều trị bệnh lý răng miệng

Bệnh răng miệng khác điển hình là cao răng cần được xử lý ngay để tránh viêm lợi tái phát gây chảy máu chân răng. Phương pháp cạo vôi răng, loại bỏ cao răng bằng laser sẽ được sử dụng trong trường hợp này. Sau khi loại bỏ cao răng, răng miệng sẽ thông thoáng hơn, chứng viêm lợi hay chảy máu chân răng sẽ giảm rõ rệt.

Chải răng đúng cách

Chải răng quá mạnh, dùng bàn chải không chất lượng khiến niêm mạc miệng, lợi dễ bị tổn thương và chảy máu. Vì vậy hãy chải răng thường xuyên và đúng cách để vừa đảm bảo sạch miệng, vừa không gây tổn thương đến nướu lợi nhé.

Sử dụng dung dịch súc miệng

Dung dịch súc miệng giúp nâng cao hiệu quả làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám. Các dung dịch súc miệng có chứa thảo dược như sáp ong, lá trầu không bên cạnh làm sạch khoang miệng còn giúp tăng cường dinh dưỡng cho lợi, từ đó giúp lợi chắc khỏe, hạn chế chảy máu chân răng.

nuoc-suc-mieng-chua-thao-duoc-la-trau-khong-cai-thien-chay-mau-chan-rang.webp

Nước súc miệng chứa thảo dược lá trầu không cải thiện chảy máu chân răng

Không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá làm phần nướu lợi bị suy yếu, dễ bị chảy máu khi có kích thích. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng rượu bia, bỏ hút thuốc lá để lợi được chắc khỏe, không bị chảy máu chân răng.

Hạn chế căng thẳng

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng, stress có liên quan đến bệnh nha chu. Nguyên nhân có thể do tình trạng stress khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi khả năng bảo vệ bị yếu đi, các yếu tố có hại dễ dàng tấn công, gây tổn thương đến nướu lợi. Vì vậy hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan mỗi ngày để cơ thể được thư thái, khỏe mạnh, hạn chế gây ra bệnh nha chu và chảy máu chân răng. 

Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp giúp cầm máu tạm thời khi bị chảy máu chân răng. Bạn hãy sử dụng một chút bông sạch thấm nước lạnh, sau đó chườm vào vị trí bị chảy máu chân răng khoảng 30 giây. Thực hiện lặp lại từ 3 đến 4 lần sẽ giúp máu được cầm. Lưu ý không ăn uống gì trong 1 đến 2 giờ để tình trạng chảy máu chân răng chảy máu trở lại.

Bổ sung Vitamin C

Vitamin C là thành phần rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C giúp bền thành mạch hơn, từ đó giúp những tổn thương mau chóng lành lại. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng những người bị thiếu Vitamin C nướu lợi dễ bị tổn thương và chảy máu chân răng kể cả khi bạn đã thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày. Vì vậy bạn hãy bổ sung đủ Vitamin C mỗi ngày (khoảng 70 – 90mg) từ các thực phẩm như rau xanh, hoa quả, khoai lang hay ớt chuông mỗi ngày nhé.

thuc-pham-giau-vitamin-c-giup-ngan-ngua-chay-mau-chan-rang.webp

Thực phẩm giàu vitamin C giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng

Bổ sung Vitamin K

Vitamin K là thành phần rất quan trọng trong quá trình tổng hợp ra các yếu tố đông máu. Những người thiếu vitamin K sẽ dẫn đến tình trạng khó đông máu, dễ bị chảy máu dù là tổn thương nhẹ. Vì vậy, bổ sung vitamin K từ thực phẩm hàng ngày là rất cần thiết. Những thực phẩm giàu vitamin K có thể kể đến như sữa nguyên kem, rau họ cải, súp lơ để đảm bảo đủ nhu cầu hàng ngày (khoảng 100 – 120mg).

Uống trà xanh

Trong lá trà xanh chứa các hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn rất tốt – điển hình là EGCG. Dùng là chè xanh để pha trà, pha nước uống hàng ngày vừa giúp làm chậm quá trình oxy hóa, vừa giúp nướu lợi chắc khỏe từ đó hạn chế nguy cơ bị chảy máu chân răng.

Gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện

Nếu thực hiện các cách trên mà sau 7 đến 10 vẫn không cải thiện, bạn nên đến các cơ sở Y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý thích hợp.

Trên đây là các cách chữa chảy máu chân răng nhanh chóng, hiệu quả nhất bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên để ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả bạn cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp với lối sống khoa học và dinh dưỡng hợp lý. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc, hãy để lại số điện thoại hay bình luận ở bên dưới để nhận được tư vấn.

 

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng