5 điều nên biết để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của viêm lợi

Viêm lợi là một chứng bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị mọi người xem nhẹ vì không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sau đây là 5 điều cần biết để phòng ngừa biến chứng của viêm lợi.

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng của chúng ta được chắc chắn. Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn ở mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Khi vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Lợi của người bệnh sẽ bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, thậm chí tổ chức chân răng lỏng, kèm hôi miệng, có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng.

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm lợi

Hút thuốc lá.
Bệnh tiểu đường.
Dùng một số thuốc như thuốc ngừa thai dạng uống, steroid, thuốc chống co giật, thuốc hóa trị liệu…
Hàm răng khấp khểnh.
Dụng cụ nha khoa không vừa.
Vết nứt vỡ.
Mang thai.
Yếu tố di truyền

Các triệu chứng của viêm lợi là gì?

viem-loi

Viêm lợi

Nhiều người không biết rằng, họ bị viêm lợi chỉ đến khi gặp phải các triệu chứng sau:

Lợi đỏ, mềm, hoặc sưng lên.

Lợi răng chảy máu khi bạn đánh răng hoặc xỉa răng.

Lợi răng đã tụt khỏi răng.

Mủ giữa răng và lợi.

Đau khi nhai.

Răng nhạy cảm.

Hơi thở hôi không biến mất sau khi đánh răng.

Các biến chứng của viêm lợi

Nếu không điều trị triệt để, viêm lợi có thể tiến triển thành bệnh nướu răng, lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu), một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều có thể dẫn đến mất răng. Nha chu và sức khỏe răng miệng kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ, nha chu làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc bệnh phổi. Phụ nữ mang thai bị viêm nha chu có nhiều khả năng sinh non hoặc trẻ sơ sinh sẽ có cân nặng thấp hơn so với những em bé mà mẹ có nướu răng khỏe mạnh. Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và các nhiễm khuẩn khác. Ngược lại, nhiễm khuẩn ở miệng khiến khó kiểm soát nồng độ đường máu hơn. Nếu bạn bị viêm lợi nặng và có vấn đề về phổi, hít vi khuẩn từ miệng vào trong phổi có thể dẫn đến viêm phổi.

 Làm thế nào có thể ngăn ngừa bệnh viêm lợi?

Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng, người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng.

Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc; Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.

Ngoài ra, bạn cũng nên xỉa răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi.

Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà hiệu quả. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi; Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt; Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng