4 thông tin nên biết ngay để phòng ngừa biến chứng sâu răng

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp. Bệnh lý này xuất hiện ở mọi độ tuổi, thậm chí ngay cả trẻ em chỉ mới mọc một vài chiếc răng sữa. Sâu răng là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng khó chịu thậm chí nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời.

Bệnh sâu răng là gì?

Không phải gần đây mới xuất hiện bệnh lý này, mà sâu răng có một lịch sử phát triển rất lâu dài. Các nghiên cứu nha khoa trước đây đã cho thấy, bệnh lý này xuất hiện từ thời kỳ Đồ Đồng, thời Trung Cổ và thậm chí là trước thời kỳ Đồ Đá Mới. Cho đến nay, sâu răng vẫn là một căn bệnh phổ biến trên thế giới.

Vậy sâu răng là gì? Đây là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công vào cấu trúc răng, gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Nếu bệnh lý không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sâu răng sẽ “ăn” dần vào sâu cấu trúc răng, gây phá hủy lớp ngà và tủy răng bên trong, gây hoại tử tủy. Thậm chí trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân buộc phải nhổ bỏ những răng này.

Bệnh lý này phổ biến như thế nào? Theo một số nghiên cứu, ở độ tuổi 15, 75% trẻ em Ireland bị sâu răng. Mặc dù phổ biến, nhưng sâu răng là một trong những bệnh lý dễ ngăn ngừa nhất. Khi bạn chăm sóc răng thật tốt và thường xuyên đi khám nha sĩ, bạn có thể ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Các triệu chứng sâu răng mà bạn nên biết

Đau răng

Răng nhạy cảm khi bạn ăn hoặc uống gì đó nóng, lạnh hoặc ngọt

Vết màu xám, nâu hoặc đen xuất hiện trên răng của bạn

Hơi thở hôi

Vị khó chịu trong miệng

Đau răng là một cảnh báo rằng có điều gì đó bất thường và bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn bỏ qua vấn đề này, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, khiến bạn có thể bị mất răng sớm.

Biến chứng nguy hiểm của sâu răng

Các biến chứng của bệnh sâu răng là viêm tủy răng, viêm quanh cuốn răng làm cho việc ăn uống khó khăn, ngủ không yên giấc. Sâu răng còn gây áp-xe răng khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng hoặc các mô mềm của răng có chứa mạch máu dây thần kinh và mô liên kết. Nhiễm trùng áp xe răng có thể điều trị được, nhiều trường hợp vẫn có thể giữ lại chiếc răng. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng nặng thì bắt buộc nhổ bỏ răng. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể lan mô mềm, lan xuống xương hàm, lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây ra những bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Ngoài ra, sâu răng còn có thể gây ra viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tủy hàm khi viêm lan rộng gây nhiễm xuất huyết, thậm chí gây viêm màng não rất dễ tử vong trong những biến chứng nặng. Mặt khác, nhiễm khuẩn ở quanh cuống răng có thể gây ảnh hưởng tới khớp xương, ở tim, ở thận hoặc duy trì và làm nặng thêm bệnh đã có ở các nơi đó.

Dương Vân



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng