Nghiên cứu của Đại học Zurich, Thụy Sĩ cho biết, qua phân tích hơn 3.000 xác ướp người Ai Cập cổ đại cho thấy, 18% trong số đó bị bệnh nha chu, áp xe và sâu răng.
Phát hiện người Ai Cập cổ đại mắc các bệnh răng miệng
Sau khi xem xét nghiên cứu của hơn 3.000 xác ướp, các nhà khoa học tại Đại học Zurich đã kết luận rằng, 18% xác ướp bị mắc bệnh răng miệng.
Bác sĩ Frank Ruhli, người đứng đầu dự án nghiên cứu tại Đại học Zurich chia sẻ với Discovery News: “Bằng chứng của bệnh răng miệng là rất rõ ràng, vì răng là một trong những bộ phận được bảo quản tốt nhất của cơ thể. Chúng tôi đã khám phá ra những phát hiện thú vị".
Ảnh chụp CT cho thấy, một bộ sưu tập ấn tượng của bệnh răng miệng, bao gồm rối loạn xương, nhiễm trùng, viêm lợi và sâu răng là rối loạn phổ biến nhất.
Trong số 85 xác ướp đơn, các đồng nghiệp của bác sỹ Ruhli phát hiện thấy 15 trường hợp rối loạn thoái hóa, một số trường hợp mắc viêm xương khớp và 4 trường hợp chẩn đoán mắc xơ vữa động mạch.
Các bệnh truyền nhiễm trong xác ướp cũng rất phổ biến. Trong 3 trường hợp xác ướp từng mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính. Các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh lao và viêm hoại tử. Hầu hết trẻ em bị hoại tử do nhiễm vi khuẩn từ viêm răng lợi.
7 xác ướp cho thấy bằng chứng của bệnh sốt rét ác tính. Một số trường hợp khác là bằng chứng của bệnh viêm phổi, phế thũng và phù phổi.
Trong các trường hợp còn lại, nguyên nhân của cái chết có thể do một chấn thương, bệnh truyền nhiễm, quá trình viêm không xác định, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là giết người.
Hầu hết các xác ướp có niên đại 3.500 đến 2.000 năm trước đây, một giai đoạn mà quá trình ướp xác được phát triển cao. Tuy nhiên, mặc dù nhiều bệnh được báo cáo, những vẫn còn hàm chứa rất nhiều bí ẩn về các xác ướp.
An Yên