Điểm danh 5 loại viêm lợi ở trẻ nhỏ, cha mẹ chớ vội chủ quan - Đọc ngay để biết!

Viêm lợi ở trẻ nhỏ là bệnh lý răng miệng thường gặp, do vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám vôi răng gây nên. Điều này khiến không ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và gặp khó khăn trong việc xử trí. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về hiện tượng viêm lợi ở trẻ em. Mời bạn đọc tham khảo!

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng các mô bao quanh có tác dụng nâng đỡ và hỗ trợ răng bị nhiễm trùng. Đây là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tổn thương đến lợi, xuất hiện mủ quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng.

Điểm danh 5 loại viêm lợi ở trẻ thường gặp

Viêm lợi không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.  Căn cứ vào các nguyên nhân, có thể chia thành 5 loại viêm lợi ở trẻ em, bao gồm:

Viêm lợi thông thường

Đây là dạng viêm lợi đơn giản và phổ biến nhất, vì chỉ mang tính chất tạm thời, khỏi rất nhanh nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp không điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang mức độ nhiễm trùng nặng hơn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi này có thể kể đến như:

  + Trẻ bị dị ứng.

  + Trẻ đến tuổi mọc răng.

  + Vệ sinh răng miệng kém.

   + Do các mảng bám vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

Tình trạng viêm lợi thông thường dễ nhận thấy qua các biểu hiện như: Nướu trẻ chuyển sang màu đỏ thẫm, ngứa nướu, chảy máu, hôi miệng, chảy nhiều nước dãi, đặc biệt là khi trẻ ngủ,…

Viêm lợi do các bệnh về máu

Lợi là một tổ chức biểu mô quanh răng có chứa nhiều mạch máu. Chính vì thế, khi trẻ mắc các bệnh về máu thì khả năng viêm lợi là rất cao. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lượng bạch cầu trung tính giảm, khi đó lợi của trẻ sẽ bị viêm và tổn thương rất nhanh.

Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

+       Phần lợi ở cả hai hàm của trẻ đỏ rực.

+       Dễ chảy máu khi có tác động.

+       Bề mặt lợi xuất hiện các vết loét.

+       Trẻ bị chảy máu dưới da, tăng tiết nước bọt,…

Tình trạng viêm nướu răng này vừa là hậu quả vừa là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về máu ở trẻ cực kỳ nguy hiểm và nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường. Do đó, khi mắc bệnh này thì không thể điều trị bằng các biện pháp thông thường mà bố mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Viêm lợi do vi khuẩn

Tình trạng này thường xuất hiện nhiều nhất khi trẻ được 2 – 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Herpes gây ra, trẻ có sức đề kháng yếu cũng có nguy cơ cao đối mặt với viêm lợi do vi khuẩn.

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5 – 7 ngày. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần và không để lại bất cứ dấu vết nào. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bệnh diễn tiến nguy hiểm, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

Khi trẻ bị viêm lợi do vi khuẩn, hầu như những triệu chứng thường gặp là khó nuốt, có hạch ở cổ, đau đầu, trẻ bị viêm lợi và sốt cao, lợi xuất hiện mụn nước mỏng nhẹ, có màu xám bao quanh khiến trẻ đau đớn, không ăn uống được. Thậm chí, mụn nước còn có thể phát triển cả ở vùng lưỡi, môi hoặc má trong.

 Viêm lợi do dùng thuốc

Viêm lợi do dùng thuốc ở trẻ không quá nguy hiểm, tuy nhiên, nó khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng.

Đối với trẻ mắc bệnh lý và phải thường xuyên sử dụng thuốc, chẳng hạn như dùng thuốc huyết áp, ức chế miễn dịch, chống động kinh như Phenytoine 50%, Cyclosrorin 30%, Nifedipine 10–15%,… thường có nguy cơ mắc viêm lợi. Nguyên nhân là do khoang miệng bị giảm tiết nước bọt, khiến các mảng bám trên răng không được làm sạch, gia tăng vi khuẩn. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

+       Nướu của trẻ hơi bị sưng lên (có trường hợp lợi sưng phủ hết toàn bộ thân răng) nhưng lại không gây ra đau đớn.

+       Màu nướu răng vẫn còn hồng hào, khá chắc khỏe và không bị chảy máu.

+       Tổ chức khu vực nướu răng toàn bộ là xơ.

+       Thường gặp nhất ở nhóm răng trước nên ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ.

Lúc này, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra phương án thay đổi loại thuốc hoặc giảm bớt, loại bỏ thành phần gây viêm nướu răng ở trẻ em có  trong thuốc.

Viêm lợi loét hoại tử

Đa số viêm lợi ở trẻ em từ 1 - 2 tuổi thường do các vi khuẩn, virus xâm nhập khiến bệnh tiến triển nhanh chóng, gây ra sự phá hủy rộng mô mềm và mô cứng của lợi, dẫn đến hiện tượng viêm loét lợi. Bên cạnh đó, khi cao răng hình thành quá dày và bám lâu trên khuôn hàm của trẻ cũng dẫn đến viêm lợi. Dấu hiệu nhận biết:

+       Phần nướu răng bị đỏ lên, thậm chí có thể nhìn rõ cả mạch máu.

+       Phần nướu phía chân răng bị tụt xuống làm cho chân răng bị tách ra khỏi nướu.

+       Mảng bám cao răng xuất hiện cả trên thân răng và dưới nướu.

Những lưu ý giúp ngăn ngừa viêm lợi ở trẻ nhỏ

Bảo vệ răng miệng cũng quan trọng như bảo vệ sức khỏe cho bé. Các vị phụ huynh cần chú ý tới những điểm sau để chăm sóc lợi cho con yêu:

- Cha mẹ cần nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh răng miệng, cho trẻ súc miệng nước muối loãng sau khi đánh răng sạch sẽ mỗi ngày.

- Cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, thể trạng của trẻ.

- Hạn chế cho trẻ mút tay, cắn móng tay, xỉa răng bằng tăm, bởi vì vi khuẩn rất có thể sẽ xâm nhập vào miệng nếu bé có những thói quen này.

- Kiểm tra răng miệng thường xuyên, định kỳ cho bé, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa để chẩn đoán và chữa trị.

Loan Ngọc



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng